Năm 2021, Bình Định có 154 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thứ tư - 16/02/2022 09:47
Năm 2021, theo quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật,
Hội nghị thẩm định xã Mỹ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021
Hội nghị thẩm định xã Mỹ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021
UBND 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định đã công nhận 154 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 98,09% so với năm 2020. Trong đó, có 06 huyện, thị xã có 100% xã, phường, thị trấn đều đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là: Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh, Hoài Ân, An Lão, Hoài Ân. Việc triển khai xây dựng, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đã được UBND các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tương đối nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, năm 2021, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh05 (Mỹ Thành, Mỹ An (huyện Phù Mỹ), Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân), Bình Tân, Bình Thành (huyện Tây Sơn)) và 01 huyện Tuy Phước đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, đảm bảo các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chỉ tập trung vào hoạt động đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí, do đó, công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa phản ánh đúng tình hình thực tiễn về tiếp cận pháp luật ở các địa phương. 05, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 vì trong năm có công chc b x lý k lut bng hình thc từ cnh cáo trở lên do vi phm pháp lut trong thc thi công v.
Để khắc phục và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân, trong năm 2022, các địa phương cần chú trọng thực hiện các giải pháp:
- Quán triệt, triển khai thực hiện các quy định mới về xây dựng, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP; nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tăng cường và thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
- Ban hành Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với việc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị ngay từ đầu năm. Nghiên cứu, nắm rõ nội dung, yêu cầu của từng chỉ tiêu, tiêu chí đảm bảo hiệu quả trong việc xây dựng, đánh giá; làm tốt công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện việc nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở.
- Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong việc xây dựng, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân và đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức triển khai xây dựng, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Tác giả bài viết: N.Q

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay2,173
  • Tháng hiện tại28,903
  • Tổng lượt truy cập326,797
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây