Tại Hội nghị, đại biểu đã được nghe các báo cáo viên pháp luật tỉnh phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong đó tập trung vào vai trò, ý nghĩa của hoạt động hòa giải ở cơ sở; hòa giải ở cơ sở trong công tác tư pháp; một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; các kỹ năng hòa giải, cách xử lý tình huống để vận dụng giải quyết hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư và pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Đ/c Châu Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Sở Tư pháp triển khai Đề án“Nâng cao năng lực đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bên cạnh đó, đại biểu đã được xem cách xử lý, giải quyết một vụ việc thực tế thông qua tiểu phẩm “Lỗi lầm con trẻ” với chủ đề phòng, chống tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số do các hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn xã An Dũng thể hiện.
Đ/c Hồ Mỹ Ngọc Chân, Trưởng phòng Phòng PBGDPL – TDTHPL hướng dẫn một số vấn đề trong công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay
Dịp này, Sở Tư pháp cũng đã cấp phát hơn 220 cuốn tài liệu và gần 450 cuốn Hỏi - đáp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và Hỏi - đáp pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Đ/c Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Trưởng phòng Phòng PBGDPL – TDTHPL báo cáo chuyên đề pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và kỹ năng hòa giải ở cơ sở trong phòng, chống bạo lực gia đình
Tiểu phẩm “Lỗi lầm con trẻ” - chủ đề phòng, chống tảo hôn do các hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn xã An Dũng thể hiện
Thông qua Hội nghị, các hoà giải viên ở cơ sở trên địa bàn huyện An Lão được tiếp cận, nâng cao các kiến thức pháp luật mới; đồng thời, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhất là các kỹ năng vận dụng quy định pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống trong xử lý các vụ, việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ dân cư. Qua đó, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, giảm thiểu các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại trong Nhân dân; đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo sự ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển./.