Nội dung thực hiện bao gồm 08 hoạt động chính như: Xây dựng, ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện năm 2021; Lựa chọn địa bàn trọng điểm thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; Vận động, hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND” do Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan tổ chức; Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, trong đó nội dung tập trung phổ biến các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; Xây dựng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; Chỉ đạo tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương, loa truyền thanh cơ sở; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, báo cáo viên, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm; Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án gắn với tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 (theo Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh).
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xác định một số địa bàn cấp xã để thực hiện điểm hoạt động PBGDPL; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Các sở, ban, ngành của tỉnh, cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh, UBMTTQVN và các hội, đoàn thể tỉnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách xây dựng kế hoạch, phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện về nhân lực, tham gia vận động, thực hiện công tác PBGDPL cho cán bộ, công chức, hội viên, Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch, tình hình thực tế tại địa phương xây dựng Kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện tại địa phương; lựa chọn địa bàn thực hiện chỉ đạo điểm; báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp./.