Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông điệp “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông”

Thứ tư - 16/10/2024 14:28
Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hành động số 456/KH-BATGT ngày 14/10/2024 triển khai thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2025: Người đủ 16 tuổi được lái xe 50 phân khối (Hình từ internet)
Từ năm 2025: Người đủ 16 tuổi được lái xe 50 phân khối (Hình từ internet)
Chương trình sẽ được thực hiện từ 20/10/2024 đến 31/12/2025; trong đó: Cao điểm tuyên truyền từ 20/10 đến 30/11/2024.
Chương trình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, từng bước ngăn chặn tình trạng giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông (tập trung vào đối tượng là cha mẹ, người giám hộ, học sinh); góp phần giảm tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến học sinh nói riêng trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hành động đưa ra Thông điệp chính cần truyền thông là: “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông”.
Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về: Cấm giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện; cấm điều khiển phương tiện khi chưa đủ điều kiện; thực trạng giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở Việt Nam nói chung và ở Bình Định nói riêng; hậu quả xã hội nghiêm trọng; hậu quả, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện, bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra tai nạn nghiêm trọng; Giải pháp khắc phục, ngăn chặn tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện và điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện đồng bộ bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền trên các cơ quan truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh với các chuyên mục, chuyên trang phát vào các khung giờ phù hợp với học sinh, phụ huynh học sinh; lồng ghép tuyên truyền an toàn giao thông vào trước, trong, sau các chương trình truyền hình thu hút nhiều học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi. Tuyên truyền trên nền tảng số; tuyên truyền thông qua tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, các sự kiện trực tuyến và trực tiếp thu hút sự quan tâm của cộng đồng với chủ đề không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuyên truyền trực tiếp trong cộng đồng thông qua hệ thống phát thanh, truyền thanh phường, xã, thôn bản; các cuộc họp tổ dân phố; các buổi nói chuyện tại nhà văn hóa, tổ chức các đội tuyên truyền lưu động…. Tuyên truyền, giáo dục thông qua giảng dạy trên lớp, các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường; Tuyên truyền, giáo dục thông qua công tác kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến quy định của pháp luật về việc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, tổ chức cao điểm kiểm tra, tuần tra kiểm soát, nhắc nhở và xử lý vi phạm quy định pháp luật về giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông; sơ kết, đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông và kết quả thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, tuần tra kiểm soát, nhắc nhở, và xử lý vi phạm quy định pháp luật về giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông; xây dựng mô hình thí điểm kết hợp Gia đình - Nhà trường - Xã hội về nói “KHÔNG” với việc giao xe cho học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông./.

Tác giả bài viết: N.Q

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay1,607
  • Tháng hiện tại27,685
  • Tổng lượt truy cập519,934
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây