Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 13/08/2021 19:46
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương và Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã thực hiện; phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao nhận thức về hôn nhân và gia đình; sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể; hôn nhân cận huyết thống được đánh giá là đã chấm dứt.
Phát huy sự tham gia của già làng, trưởng thôn, người có uy tín để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục lạc hậu về hôn nhân và gia đình
Phát huy sự tham gia của già làng, trưởng thôn, người có uy tín để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục lạc hậu về hôn nhân và gia đình
Tuy nhiên, trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 106 trường hợp tảo hôn. Điều đáng quan tâm, có 06/106 trường hợp nói trên rơi vào các em Trường Phổ thông Dân tộc THCS&THPT Vĩnh Thạnh.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên; nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 11/8/2021, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành Công văn số 792/HĐPH  về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đề nghị các cơ quan thành viên; Hội đồng các huyện: Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát quan tâm, thực hiện tuyên truyền, PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm các quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết; chế tài xử lý hành chính, hình sự liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết; hậu quả, tác hại, hệ lụy do tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra trong các văn bản: Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, PBGDPL; chú trọng việc xây dựng, cấp phát các sản phẩm, tiểu phẩm tuyên truyền, băng hình, đĩa hình truyền thông, tài liệu tuyên truyền (Bản tin, tờ gấp, sách,…); tuyên truyền, vận động thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, trực quan (pa nô, áp phích, băng rôn, phướn,…), qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí, thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa, thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
Bên cạnh đó, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật chuyên sâu về hôn nhân và gia đình, sức khỏe sinh sản; vận động, phát huy sự tham gia của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục lạc hậu về hôn nhân và gia đình, thực hiện nghiêm quy định pháp luật để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…/.

Tác giả bài viết: Cẩm Thi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,506
  • Tháng hiện tại28,584
  • Tổng lượt truy cập520,833
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây