Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ hai - 04/04/2022 09:05
Thực hiện Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; ngày 30/3/2022, UBND tỉnh đã Quyết định số 1048/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Kế hoạch đặt ra mục tiêu: Hằng năm, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức ít nhất 02 cuộc truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới. Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng ít nhất 01 mô hình truyền thông hiệu quả về bình đẳng giới. Đến năm 2025, đạt 100% sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025; 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Để đạt được những mục tiêu này, Kế hoạch đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp, đó là:
Thứ nhất, tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới; xóa bỏ tư tưởng mang định kiến giới còn tồn tại.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới với nhiều hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.
Thứ ba, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, người làm công tác truyền thông, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên ở các ngành, các cấp và người có uy tín trong khu dân cư.
Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
Kế hoạch cũng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố để phân công nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

Tác giả bài viết: N.Q

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,978
  • Tháng hiện tại28,056
  • Tổng lượt truy cập520,305
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây