Theo đó, nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2024, các sở, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm:
- Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2023;
- Hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu “Tiếp cận pháp luật” thuộc các Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ);
- Xây dựng các tài liệu truyền thông, phổ biến về công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao;
- Kiểm tra tình hình, kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực tế;
- Tổ chức sơ kết thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trong đó, Sở Tư pháp được giao là cơ quan chủ trì, theo dõi, đôn đốc, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu tăng cường vai trò, trách nhiệm của ngành tư pháp trong theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra triển khai các nhiệm vụ gắn với tiêu chí, chỉ tiêu “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả./.