Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật

Thứ tư - 15/05/2024 16:21
Đó là một trong những yêu cầu đặt ra tại Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật
Theo đó, nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, trong năm 2024, UBND tỉnh xác định 05 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân; nâng cao năng lực, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân, các cơ quan, tổ chức.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định cụ thể nội dung, tiến độ thực hiện và công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai, phát huy các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động cung cấp thông tin, truyền thông, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của người dân và hoạt động cung cấp thông tin pháp luật của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền;…
Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành Kế hoạch theo thẩm quyền để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch này. Đồng thời, căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch và điều kiện, tình hình thực tiễn để bố trí kinh phí thực hiện; tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện, gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo yêu cầu hoặc tổng hợp trong báo cáo thực hiện công tác PBGDPL của cơ quan, đơn vị.
UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương. Đồng thời, bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định./.

Tác giả bài viết: Cẩm Thi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay597
  • Tháng hiện tại30,391
  • Tổng lượt truy cập522,640
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây