Theo đó, UBND tỉnh xác định các nhiệm vụ trọng tâm mà các cơ quan, đơn vị, địa phương cần triển khai thực hiện trong năm 2024, gồm:
07 nhóm nhiệm vụ chung: Tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai thực hiện các Đề án, chương trình phối hợp, văn bản về PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; thực hiện các chương trình truyền thông về PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai công tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
03 nhiệm vụ cụ thể, trong đó:
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có 04 nhiệm vụ: Kiện toàn, thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, kiểm tra của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh; tiếp tục triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, khai thác, quản lý Tủ sách pháp luật; hướng dẫn, tham mưu tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024; tổ chức thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi.
Công tác hòa giải ở cơ sở, có 03 nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật HGOCS và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện các chỉ đạo, định hướng trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật HGOCS; tập huấn, xây dựng, cung cấp tài liệu có liên quan cho hòa giải viên ở cơ sở và công chức cấp xã.
Đối với công tác xây dựng, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có 02 nhiệm vụ: Đánh giá, công nhận và báo cáo kết quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng thời triển khai các nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí thành phần về chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp và chuẩn đô thị văn minh; hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và giải đáp khó khăn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, chỉ đạo xây dựng mô hình điển hình về PBGDPL, HGOCS.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đại phương phải quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PBGDPL, HGOCS, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bám sát nhiệm vụ được giao trong Luật PBGDPL, Luật HGOCS, Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các Nghị quyết của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh, gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật của ngành, đoàn thể, địa phương.
Đồng thời, bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PBGDPL; phát huy vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan thường trực Hội đồng, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự kết nối, lồng ghép giữa các hoạt động PBGDPL. Tạo bước đột phá trong công tác PBGDPL, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu xã hội; có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, hiệu quả, hướng về cơ sở./.